Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến đóng góp về Đề án xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (GDNN) giai đoạn 2024-2035.
Theo đề án này, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN giữ vai trò nòng cốt, có tính chất đột phá quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển hệ thống GDNN mở, linh hoạt, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thay đổi nhanh, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Những hạn chế đó đã được đề án chỉ ra. Cụ thể, đội ngũ nhà giáo GDNN vẫn chưa đạt mục tiêu chuẩn hóa về trình độ kỹ năng nghề: Tỷ lệ nhà giáo dạy tích hợp thấp (khoảng 50%), một bộ phận nhà giáo dạy lý thuyết hạn chế về kỹ năng nghề, nhà giáo dạy thực hành hạn chế kiến thức chuyên môn. Đây là một thách thức lớn của đội ngũ nhà giáo trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN khi mà yêu cầu có ít nhất là 70% nhà giáo GDNN dạy được thực hành (dạy tích hợp).
Bên cạnh đó, kỹ năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, cập nhật của đội ngũ nhà giáo GDNN còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ sở GDNN trong bối cảnh tự chủ về đáp ứng , nhất là đối với nhà giáo trong các cơ sở GDNN thuộc địa phương và tư thục.
Theo đề án, nguyên nhân khiến cho đội ngũ nhà giáo GDNN còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập là do chế độ đãi ngộ chưa tương xứng, chưa thu hút được nhân tài, người có kỹ năng quản lý và kinh nghiệm vào làm việc.
Bên cạnh đó, cũng chưa thu hút đội ngũ những người có trình độ chuyên môn, cao (như , chuyên gia, người đào tạo là người của doanh nghiệp...) tham gia đào tạo các cấp trình độ GDNN. Chính sách động viên, khen thưởng, vinh danh đối với cán bộ quản lý GDNN giỏi cũng chưa có.
Nếu so sánh nhà giáo GDNN với những người cùng trình độ đào tạo làm việc trong lĩnh vực sản xuất hoặc trong các lĩnh vực khác thì mức lương thu nhập của nhà giáo GDNN thấp hơn rất nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được những người có trình độ, có tay nghề giỏi, có thực tế sản xuất chuyển về làm nhà giáo ở các cơ sở GDNN. Trong khi, nhiều nhà giáo GDNN có trình độ lại muốn chuyển ra doanh nghiệp làm việc.
Trong khi các nước trên thế giới đều có một cơ quan rõ ràng để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhà giáo một cách có hệ thống, bài bản thì Việt Nam chưa có một cơ quan chuyên trách đào tạo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý về lĩnh vực GDNN.
Chính vì những tồn tại trên, đề án này đã đưa ra các mục tiêu để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng của GDNN thông qua việc đề xuất các nội dung về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, về chế độ đãi ngộ, tôn vinh và về tăng cường năng lực cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Trong giai đoạn 2024-2030, đề án nêu mục tiêu sẽ có 100% nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, 70% nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn có trình độ thạc sĩ trở lên. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho 30% nhà giáo. Bồi dưỡng cho 65% nhà giáo đạt chuẩn để giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20.
Phấn đấu thu hút 50.000 nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề tham gia vào giảng dạy các cấp trình độ của GDNN và 1.000 nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đang làm việc ở trong nước hoặc nước ngoài đến làm việc và tham gia công tác quản trị, nghiên cứu khoa học tại cơ sở GDNN.
Ở giai đoạn 2030-2035, 100% nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn có trình độ thạc sĩ trở lên. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho 50% nhà giáo. Bồi dưỡng cho 80% nhà giáo đạt chuẩn để giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20.
Bên cạnh đó, thu hút được 70.000 nghệ nhân, chuyên gia, người lao động giỏi, người dạy nghề tham gia GDNN. Thu hút được 2.000 , nhà quản lý, chuyên gia đang làm việc trong nước hoặc nước ngoài đến làm việc và tham gia công tác quản trị, nghiên cứu khoa học tại cơ sở GDNN.
(Theo thanhnien.vn)